Niềng răng là phương pháp chỉnh nha bao gồm chẩn đoán, dự phòng và điều trị những bất thường trong quá trình phát triển của hệ răng, hàm và mặt như răng mọc lệch lạc, vẩu, móm,….Niềng răng(chỉnh nha) yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, sử dụng các khí cụ chuyên biệt để đưa răng về vị trí đúng, tương quan khớp cắn 2 hàm chuẩn để đạt được sự thẩm mỹ cho nụ cười, hài hòa cho khuôn mặt, chức năng ăn nhai và tuổi thọ của răng cao hơn.
Bạn không thể niềng răng một hàm, vì niềng răng 1 hàm còn liên quan tới tương quan khớp cắn giữa 2 hàm, nếu chỉnh nha 1 hàm xong không nhai được vì khớp cắn sai thì xem như hỏng.
Răng khểnh hoàn toàn niềng được! Trong trường hợp răng khểnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến khớp cắn, khả năng ăn nhai, và gây ra các bệnh lý răng miệng thì bạn nên niềng răng khểnh để tránh các hậu quả nghiêm trọng về sau.
Các đối tượng trong độ tuổi từ 13 – 15 tuổi là độ tuổi niềng răng thích hợp nhất. 30 tuổi vẫn có thể niềng răng được nhưng thời gian sẽ lâu hơn vìxương hàm đã phát triển ổn định.
Bên cạnh những lợi ích mà niềng răng mang lại, biện pháp này có thể khiến bạn vệ sinh khó hơn khi đeo niềng. Trong trường hợp điều trị, bác sĩ dùng quá nhiều lực có thể khiến bạn bị tụt lợi, tiêu xương ổ, và sai khớp cắn ảnh hưởng đến khớp thái dương sau này. Một số trường hợp còn làm mất đi sự hài hòa giữa hàm răng và khuôn mặt. Chưa kể việc chẩn đoán sai của những bác sĩ nha khoa tay nghề kém sẽ khiến bạn nhận hậu quả nghiêm trọng. Ở Nha khoa thẩm mỹ Đức Thắng, bạn sẽ được đảm bảo không gặp những điều trên, nên có thể yên tâm niềng răng tại đây!
Niềng răng invisalign nói riêng hay niềng răng nói chung đều có khả năng mang lại cho bạn một hàm răng đều và đẹp! Khắc phục hoàn toàn những khiếm khuyết chung, đảm bảo chức năng ăn nhai, phòng tránh các bệnh răng miệng. Tất cả những điều trên có đủ để trả lời câu hỏi “Niềng răng invisalign có tốt không?” cho bạn chưa?
Nhổ răng khi niêng răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì sau này, bởi nhổ răng là để có thêm khoảng trống, đưa những chiếc răng trở về đúng vị trí của nó trên cung hàm, giúp hàm răng đều và đẹp hơn.
Về mặt y học, niềng răng giúp khắc phục những sai lệch về khớp cắn, đảm bảo chức năng ăn nhai, hạn chế các bệnh răng miệng hiệu quả. Đồng thời, thay đổi khẩu hình khuôn miệng, giúp cân đối, hài hòa với tổng thể khuôn mặt, vòm miệng đẹp, hàm răng tương quan tỷ lệ chuẩn… Nên phần lớn các trường hợp niềng răng đều mang đến cho người bệnh một diện mạo hoàn toàn mới, xinh đẹp hơn.
Bạn không cần kiêng gì cả, tuy nhiên tránh dùng răng cửa để cắn đồ ăn. Nếu cẩn thận bạn có thể kiêng những đồ có thể ảnh hưởng đến răng nói chung: đồ dai như mực khô, bò khô, đồ ngọt, đồ cứng: bánh đa, mía, táo, ổi, loại hạt có vỏ cứng, đồ dính: kẹo dẻo, kẹo mềm, mè xửng.
Niềng răng có khả năng khắc phục được các khiếm khuyết, sai lệch của hàm răng, tạo sự hài hòa cho khuôn mặt, điều chỉnh khớp cắn và chức năng ăn nhai, hạn chế các bệnh răng miệng… Vì thế, nếu răng bạn có khiếm khuyết, hãy đi niềng răng ngay nhé!
Sâu răng là bệnh do vi khuẩn phá hoại cấu trúc răng, làm cho răng yếu, hỏng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến đau, viêm, nhiễm trùng, thậm chí tử vong với những ca nặng. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới
Bệnh sâu răng thường do vi khuẩn tính axit như các loài Lactobacillus, Streptococus mutan, Actinomyces gây ra. Chúng gây tổn thương răng trong môi trương có các carbohydrate lên men từ các loại đường tự nhiên. Tùy theo mức độ tổn thương, có nhiều cách điều trị để khôi phục răng trở lại hình dáng và chức năng thích hợp.
Nhổ răng là chỉ định bắt buộc khi răng gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và răng khỏe mạnh. Tuy là thủ thuật cơ bản nhưng đòi hỏi chuyên môn được đào tạo đúng chuẩn của bác sĩ và thiết bị tiên tiến mới đem lại sự an toàn tuyệt đối và hiệu quả cho sức khỏe bệnh nhân.
Sâu răng
Chân răng và thân răng bị tổn thương nhiều, không nghiền nát được thức ăn và không còn khả năng tái tạo
Bệnh nha chu nặng
Khi bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng, răng sẽ lung lay do lợi không còn bám được quanh xương, khả năng phục hồi của răng bị phá hủy. Lúc đó chỉ định nhổ răng là tiết kiệm và đơn giản nhất cho bệnh nhân
Viêm tủy răng
Tủy răng bị viêm nhiều lần nhưng chữa không khỏi, cần giải quyết sớm để tránh nhiễm trùng chân răng
Viêm răng biến chứng
Các biến chứng gây viêm tại chỗ như viêm xương, viêm xoang, viêm tổ chức liên kết
Răng mọc lệch, mọc ngầm
Trường hợp chủ yếu là răng khôn và răng nanh hàm. Răng mọc ngầm khiến cho những tình trạng xấu hơn có thể xảy ra, như răng thừa dị dạng, răng chèn ép, răng mọc chéo.
Do ung thư
Trước khi điều trị xạ cho bệnh nhân ung thư khu vực hàm mặt, một số trường hợp được chỉ định nhổ răng